Pháp luật quy định có một số loại hợp đồng giao dịch bắt buộc phải công chứng, trường hợp các bên không thực hiện công chứng thì hợp đồng đó được coi là vô hiệu. Vậy hợp đồng thuê nhà có bắt buộc phải công chứng hay không?
Hợp đồng thuê nhà là một dạng hợp đồng thuê tài sản, được hiểu là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê giao nhà cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn nhất định, bên thuê phải trả tiền thuê nhà. Quy định tại Khoản 2 Điều 122 Luật Nhà ở 2014 nêu rõ, với trường hợp cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu. Như vậy, việc công chứng hợp đồng thuê nhà là không bắt buộc và tùy thuộc vào nhu cầu của các bên.
Tuy nhiên, để hạn chế tối đa những rủi ro có thể xảy ra, các bên nên cân nhắc việc việc công chứng, chứng thực, nhất là với những hợp đồng thuê nhà có giá trị lớn. Như trường hợp của chị Hạnh (Quận 5, TP.HCM) khi thuê nhà mặt phố để kinh doanh đã đề nghị chủ nhà công chứng hợp đồng để đảm bảo tối đa tính pháp lý nhưng chủ người này không đồng ý. Lý do là giá thuê 2 bên đã thống nhất, hợp đồng đã soạn giấy trắng mực đen nên việc đi công chứng chỉ thêm tốn tiền, mất thời gian lại phiền phức.
Chị Hạnh nghe cũng thấy thuyết phục nên từ bỏ ý định công chứng, ký hợp đồng thuê nhà 6 tháng với giá 1.000 USD/tháng. Tuy nhiên, mới thuê nhà được chưa nửa năm, chị Hạnh muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng do kinh doanh ế ẩm. Chị đã báo trước chủ nhà 1 tháng và đề nghị được trả lại khoản cọc 10 triệu đồng, nhưng chủ nhà không đồng ý. Đó là chưa kể trong hợp đồng cũng không có điều khoản cụ thể về trường hợp bên thuê đơn phương chấm dứt việc thuê nhà.
Thêm một vấn đề mà chị Hạnh không ngờ tới đó là theo pháp lệnh ngoại hối, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo… trong hợp đồng, thỏa thuận và các hình thức tương tự khác không được phép thực hiện bằng ngoại hối, trừ các trường hợp được phép theo quy định cụ thể. Điều đó có nghĩa hợp đồng thuê nhà của chị Hạnh là không có giá trị pháp lý. Tình huống này đáng lý sẽ không xảy ra nếu chị Hạnh kiên quyết yêu cầu chủ nhà phải công chứng hợp đồng cho thuê, từ đó phát hiện ra những vấn đề, kẽ hở pháp lý trong hợp đồng để kịp thời thỏa thuận và sửa đổi.
Ngoài ra, để hạn chế rủi ro khi không công chứng hợp đồng thuê nhà, bên thuê cần yêu cầu bên cho thuê xem giấy tờ nhà, đất để xác định chủ quyền của họ. Nếu họ không đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, thì yêu cầu họ cung cấp giấy hoặc hợp đồng ủy quyền để xem nội dung ủy quyền có cho phép người sẽ ký hợp đồng có quyền giao kết hợp đồng thuê nhà không? Phạm vi và thời hạn ủy quyền cụ thể thế nào…
Báo cáo bài viết này
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Thông báo lịch nghỉ Tết Quý Mão 2023
Thân gửi Quý khách hàng, NguonnhaHochiminh.com xin chân thành cảm ơn Quý khách tin tưởng...
Th1
Danh sách nhóm Facebook tương tác cao về lĩnh vực bất động sản tại Việt Nam
Hiện nay group Facebook đang dần khẳng định mình hơn khi là một kênh bán...
Th12
Kinh nghiệm để tránh những sai lầm đáng tiếc khi mua chung cư
Ở chung cư đang là xu hướng được nhiều người lựa chọn; tuy nhiên hàng...
Th12
Những điều cần biết trước khi vay vốn ngân hàng mua nhà
Trước những chương trình ưu đãi hấp dẫn từ các ngân hàng, rất nhiều người...
Th12
Thuật ngữ bất động sản liên quan đến pháp lý
Sổ đỏ: là Giấy chứng nhật quyền sử dụng đất do Bộ Tài nguyên Môi...
Th12
Sống ở tầng cao căn hộ chung cư có thể giúp tăng tuổi thọ
Nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Bern, Thụy Sĩ chỉ ra...
Th12